image banner
Kết quả nghiên cứu Đề tài khoa học cấp thành phố: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống danh tướng Phạm Tử Nghi trên địa bàn quận Lê Chân
Quận Lê Chân từ lâu vốn được biết đến như là mảnh đất anh hùng với tinh thần quật khởi, ý chí đấu tranh anh dũng, kiên cường. Khi xưa quận Lê Chân là vùng đất của các làng cổ như: An Dương, An Biên, Hàng Kênh, Dư Hàng và Niệm Nghĩa. Đây cũng là mảnh đất còn nhiều công trình di tích văn hóa tín ngưỡng như: đình, chùa, đền miếu. Song hành với những di tích lịch sử là các lễ hội truyền thống được tổ chức thường niên.

Quận Lê Chân từ lâu vốn được biết đến như là mảnh đất anh hùng với tinh thần quật khởi, ý chí đấu tranh anh dũng, kiên cường. Khi xưa quận Lê Chân là vùng đất của các làng cổ như: An Dương, An Biên, Hàng Kênh, Dư Hàng và Niệm Nghĩa. Đây cũng là mảnh đất còn nhiều công trình di tích văn hóa tín ngưỡng như: đình, chùa, đền miếu. Song hành với những di tích lịch sử là các lễ hội truyền thống được tổ chức thường niên.


Hiện nay, quận Lê Chân có 11 lễ hội truyền thống đang được quản lý, bảo tồn và phát huy. Trong đó, tiêu biểu là Lễ hội danh tướng Phạm Tử Nghi. Đối với dân làng Vĩnh Niệm xưa, Phạm Tử Nghi là người có công trong việc chống nạn cướp biển, đắp đê ngăn mặn và mở rộng sản xuất, bảo vệ xóm làng. Khi ông mất được Nhân dân suy tôn làm Phúc thần hay “Đức Thánh Niệm” và lập đền thờ ở nhiều nơi.

Tại làng Niệm Nghĩa xưa vào những dịp lễ dân làng tổ chức lễ hội tưởng niệm công đức của Ông. Với sự phát triển và mở rộng của đô thị Hải Phòng, địa giới hành chính có nhiều thay đổi, Lễ hội hiện nay được tổ chức trên địa bàn 04 phường: Nghĩa Xá, Niệm Nghĩa, Vĩnh Niệm và An Dương gắn với các di tích lịch sử văn hoá bao gồm: từ Nghĩa Xá, lăng miếu Đôn Nghĩa, đình Niệm Nghĩa và miếu An Dương.

Bên cạnh những mặt tích cực, lễ hội danh tướng Phạm Tử Nghi cũng còn nhiều hạn chế như lễ hội phát triển xa dần nội dung truyền thống, công tác quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập.

“Do vậy, việc nhận diện nội dung và giá trị của lễ hội danh tướng Phạm Tử Nghi trên địa bàn quận Lê Chân là vấn đề quan trọng và cấp thiết”
Từ những yêu cầu đó, ngày 13/5/2019, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số l094/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thành phố;

 Ngày 27/7/2020, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố bàn hành Quyết định số 78/QĐ-SKHCN về việc phê duyệt thuyết minh nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thành phố.

* Đề tài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống danh tướng Phạm Tử Nghi trên địa bàn quận Lê Chân.

* Cơ quan chủ trì đề tài: Ủy ban nhân dân quận Lê Chân.

* Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ Nguyễn Văn Phiệt.

* Phó Bí thư Quận ủy-  Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.

KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO GỒM 3 PHẦN:

I. PHẦN MỞ ĐẦU: giới thiệu vấn đề nghiên cứu và sự cần thiết để tổ chức nghiên cứu đề tài; Mục tiêu, ý tưởng khoa học của đề tài; Quan điểm và lý do lựa chọn đề tài; Đối tương, phạm vi, phương pháp nghiên cứu; Sản phẩm khoa học và các chỉ tiêu đánh giá.

II. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1: Tổng quan về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị LHTT, các công trình, kinh nghiệm có liên quan

Chương 2: Danh tướng Phạm Tử Nghi và thực trạng quản lý chung lễ hội truyền thống danh tướng Phạm Tử Nghi trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Chương 3: Thực trạng quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống danh tướng Phạm Tử Nghi trên địa bàn quận Lê Chân

Chương 4: Đề xuất giải pháp, bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội truyền thống danh tướng Phạm Tử Nghi trên địa bàn quận Lê Chân đến năm 2030.

III. PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN
          Tải tài liệu tại đây: Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài 

image advertisement
hệ thống văn bản
Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0