image banner
Những truyền thống lịch sử hào hùng của con người và mảnh đất quận Lê Chân
Lê Chân vốn nổi tiếng là mảnh đất anh hùng với tinh thần quật khởi, ý chí đấu tranh anh dũng, kiên cường. Trong lịch sử hình thành, phát triển, người dân Lê Chân luôn sát cánh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.

Những truyền thống lịch sử hào hùng của con người và mảnh đất quận Lê Chân


Lê Chân vốn nổi tiếng là mảnh đất anh hùng với tinh thần quật khởi, ý chí đấu tranh anh dũng, kiên cường. Trong lịch sử hình thành, phát triển, người dân Lê Chân luôn sát cánh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.

Lê Chân vốn nổi tiếng là mảnh đất anh hùng với tinh thần quật khởi, ý chí đấu tranh anh dũng, kiên cường. Trong lịch sử hình thành, phát triển, người dân Lê Chân luôn sát cánh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.

Cũng chính trong các cuộc đấu tranh đó đã xuất hiện nhiều người con ưu tú, là niềm tự hào của người dân Quận Lê Chân nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung, đồng thời cũng là người mở đầu cho truyền thống đánh giặc ngoại xâm của Hải Phòng và người dân quận Lê Chân. Đó là nữ tướng Lê Chân chống quân đô hộ nhà Hán (40 - 43). Noi gương nữ anh hùng dân tộc Lê Chân, trong suốt những thế kỷ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, người dân Lê Chân, Hải Phòng luôn có mặt trong các cuộc nổi dậy của Lý Bí (năm 542), Mai Thúc Loan (năm 722). Đặc biệt, năm 938, trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán, nhân dân các làng An Biên, Niệm Nghĩa, An Dương, Hàng Kênh, Dư Hàng đã tích cực tham gia đóng góp sức người, sức của cho trận tuyến của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng.

Bên cạnh đó, Lê Chân cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hoá. Nét đẹp văn hoá ấy đã được ghi chép, phản ánh qua nhiều văn bia, di tích còn lại đến ngày nay. ở phường Niệm Nghĩa hiện còn lưu giữ bia Văn hội bi kí (tạo năm 1782), ghi chép việc đóng góp xây dựng Văn Từ - một trong những nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng, ở Dư Hàng có bia ghi chép về Hội Tư Văn. Lê Chân cũng là quê hương của nhiều tiến sỹ, nhiều người học hành đỗ đạt. (Hiện nay, ở Hàng Kênh lưu lại bia ghi tên tuổi những người đỗ đạt từ năm 1460 - 1693). Đặc biệt, ông Ngô Kim Húc đỗ tiến sỹ năm 1478, làm quan đến chức Đô đốc sự trung khoa lại và Đỗ Bảo Chân, đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sỹ, xuất thân lúc 38 tuổi là những tấm gương được nhân dân coi trọng và lưu truyền trong hậu thế.

Năm 1872, thực dân Pháp đánh chiếm vùng đất ven sông Cấm, cuộc phản kháng của nhân dân ta nổ ra liên tục. Năm 1885, nhân dân Lê Chân ủng hộ cuộc đấu tranh của phu đào kênh Bonnan (Sông Lấp - hồ Tam Bạc). Trai tráng vùng đất Lê Chân đều tích cực tham gia cuộc khởi nghĩa do Mạc Đình Phúc lãnh đạo và hàng loạt những cuộc đấu tranh khác nhằm chống lại âm mưu xâm lược của kẻ thù. Trải qua những năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, người dân trên đất Lê Chân đã xác lập những giá trị tinh thần, truyền thống yêu nước, yêu lao động và tích cực chống ngoại xâm. Tinh thần đó, truyền thống đó vẫn còn được tiếp tục phát huy mạnh mẽ đến nhiều thế hệ sau này.

Trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, cho dù còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng truyền thống hào hùng ấy luôn là niềm cổ vũ, khích lệ, là kim chỉ nam hoạt động của người dân Lê Chân. Họ vẫn lao động và làm việc ngày một nỗ lực hơn để xây dựng mảnh đất Lê Chân ngày càng giàu đẹp.


image advertisement
hệ thống văn bản
Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0